🔥 Tài khoản demo miễn phí – Trải nghiệm thị trường thật mà không rủi ro! Dùng thử ngay!

⚠️ Đợt điều chỉnh đang tới – Vào lệnh đúng lúc, sinh lời tối đa! Tư vấn miễn phí!

🔥 Tài khoản demo miễn phí – Trải nghiệm thị trường thật mà không rủi ro! Dùng thử ngay!

⚠️ Đợt điều chỉnh đang tới – Vào lệnh đúng lúc, sinh lời tối đa! Tư vấn miễn phí!

Bài Viết

Bản Tin Kinh Tế Ngày 13.06.2025

Thị trường ngày 12/6: Dầu cao nhất 2 tháng, vàng tăng nhẹ, đường chạm gần đáy 4 năm

Chốt phiên 11/6/2025, giá dầu vọt hơn 4% lên đỉnh 2 tháng do căng thẳng Trung Đông. Vàng giữ đà tăng nhờ lạm phát Mỹ hạ nhiệt, kỳ vọng Fed sớm giảm lãi suất. Giá đồng giảm vì lo ngại nhu cầu Trung Quốc yếu, thương mại căng thẳng. Đường chạm đáy gần 4 năm, cà phê tiếp tục mất giá.

S&P 500 giảm điểm, đứt mạch 3 phiên tăng liền.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Tư (11/06), khi nhà đầu tư cân nhắc thoả thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với dữ liệu lạm phát mới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/06, chỉ số S&P 500 mất 0.27% giảm xuống 6,022.24 điểm, chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0.5% còn 19,615.88 điểm. Chỉ số Dow Jones giảm 1.1 điểm xuống 42,865.77 điểm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ chỉ tăng 0,1% trong tháng 5, thấp hơn dự báo 0,2%, cho thấy lạm phát tiếp tục hạ nhiệt. CPI lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, cũng tăng 0,1%, thấp hơn kỳ vọng. Theo Alexandra Wilson-Elizondo từ Goldman Sachs Asset Management, dữ liệu này phản ánh việc các công ty chưa bị tác động ngay bởi thuế quan do vẫn dựa vào hàng tồn kho hoặc điều chỉnh giá chậm. Bà nhận định nếu lạm phát được kiểm soát hoặc thị trường việc làm yếu đi, Fed có thể xem xét hạ lãi suất. Trong khi đó, các cuộc đàm phán Mỹ – Trung đạt được đồng thuận sơ bộ tại Luân Đôn, hướng tới một khuôn khổ trong đó Trung Quốc sẽ xuất khẩu đất hiếm và Mỹ gỡ bỏ hạn chế bán công nghệ. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ cho biết mức thuế hiện tại với hàng Trung Quốc sẽ chưa thay đổi. Tổng thống Donald Trump khẳng định thỏa thuận đã “hoàn thiện” nhưng còn chờ sự phê duyệt cuối cùng, trong đó Trung Quốc cam kết cung cấp đất hiếm và Mỹ cho phép sinh viên Trung Quốc học tại các trường cao đẳng, đại học Mỹ.

Giá dầu tăng vọt hơn 4% lên mức cao nhất trong 2 tháng do căng thẳng Trung Đông leo thang.

Giá dầu đã tăng mạnh hơn 4%, đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 4, sau khi có thông tin Mỹ chuẩn bị sơ tán đại sứ quán tại Iraq do lo ngại an ninh leo thang. Cụ thể, chốt phiên, giá dầu Brent tăng 4,34% lên 69,77 USD/thùng, còn dầu WTI tăng 4,88% lên 68,15 USD/thùng.

Thị trường phản ứng mạnh do rủi ro địa chính trị leo thang khi Iran đe dọa tấn công căn cứ Mỹ nếu đàm phán hạt nhân thất bại, làm dấy lên lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông. Dù OPEC+ dự kiến tăng sản lượng từ tháng 7, nhu cầu nội khối cao, nhất là tại Saudi Arabia, có thể hạn chế tác động giảm giá. Thị trường cũng được hỗ trợ bởi thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung, tồn kho dầu thô Mỹ giảm mạnh 3,6 triệu thùng và nhu cầu xăng trong nước tăng mạnh. Thêm vào đó, lạm phát Mỹ tháng 5 chỉ tăng nhẹ, làm gia tăng kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ tháng 9, hỗ trợ triển vọng tăng trưởng và tiêu thụ năng lượng.

Giá vàng giữ đà tăng nhờ lạm phát Mỹ thấp hơn dự báo, kỳ vọng Fed sớm hạ lãi suất.

Giá vàng tăng nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy CPI Mỹ tháng 5 chỉ tăng 0,1%, thấp hơn dự báo 0,2%, củng cố kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 9. Vàng giao ngay tăng 0,1% lên 3.324,72 USD/ounce, vàng tương lai gần như đi ngang ở mức 3.343,7 USD.

Thị trường hiện định giá 68% khả năng Fed hạ lãi suất vào tháng 9. Trong khi đó, Trump xác nhận đã đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, gồm việc Bắc Kinh cung cấp đất hiếm và Mỹ cho phép sinh viên Trung Quốc nhập học.

Platinum tăng 2,9% lên 1.256,70 USD – cao nhất kể từ 2021, nhưng Goldman Sachs cảnh báo đà tăng có thể bị kìm hãm do nhu cầu Trung Quốc nhạy cảm với giá và nguồn cung tăng. Bạc giảm 1,2% còn 36,11 USD; palladium tăng 1,3% lên 1.074,25 USD.

Giá đồng giảm do lo ngại nhu cầu Trung Quốc và căng thẳng thương mại kéo dài.

Giá đồng giảm 1,1% xuống 9.655 USD/tấn trên sàn LME, do triển vọng nhu cầu yếu từ Trung Quốc và căng thẳng thương mại với Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trung Quốc nhập khẩu 427.000 tấn đồng trong tháng 5, giảm 2,5% so với tháng 4.

Dù tồn kho đồng trên LME giảm một nửa trong 3 tháng qua, xuống 119.450 tấn, và 70.700 tấn đã được lên lịch giao, giá vẫn chịu áp lực khi Mỹ có thể áp thuế nhập khẩu đồng sau khi tăng thuế nhôm lên 50% tuần trước.

Morgan Stanley cảnh báo nếu Mỹ áp thuế đồng, nhu cầu từ nước này có thể sụt giảm, trong khi tín hiệu từ Trung Quốc cho thấy tăng trưởng nhu cầu chậm lại và xuất khẩu có xu hướng tăng.

Các kim loại khác biến động nhẹ: nhôm tăng 0,8% lên 2.513 USD/tấn, kẽm đi ngang ở 2.656 USD, nickel giảm 0,9% còn 15.180 USD, chì tăng 0,3% lên 1.988 USD và thiếc giữ nguyên ở 32.711 USD.

Đường thô chạm gần đáy 4 năm, cà phê ca cao giảm giá.

Giá đường thô trên sàn ICE giảm nhẹ nhưng vẫn giữ trên mức thấp nhất trong 4 năm nhờ được hỗ trợ bởi giá năng lượng tăng, trong khi giá cà phê tiếp tục sụt giảm.

Đường thô kỳ hạn giảm 0,06 cent (-0,4%) xuống 16,42 cent/lb, sau khi chạm đáy trong phiên là 16,34 cent – chỉ nhỉnh hơn mức thấp nhất 4 năm (16,32 cent).

Tâm lý thị trường vẫn thiên về giảm do mùa mưa đến sớm tại châu Á làm gia tăng triển vọng mùa vụ tại Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc.

Thị trường chờ số liệu sản xuất mía và đường tại miền Trung – Nam Brazil nửa cuối tháng 5, với ước tính của S&P Global cho thấy sản lượng tăng 4,7% lên 2,84 triệu tấn. Đường trắng tăng 1,1% lên 472,8 USD/tấn.

Cà phê Arabica giảm 1,3% xuống 3,486 USD/lb do vụ thu hoạch ở Brazil – nước sản xuất hàng đầu – đang tiến triển tốt trong điều kiện thời tiết thuận lợi.

Xuất khẩu cà phê nhân xanh của Brazil trong tháng 5 giảm gần 36% so với cùng kỳ năm trước, còn 2,6 triệu bao (60kg).

Theo Hedgepoint, lượng tồn kho arabica trên ICE giảm và dự báo thời tiết lạnh hơn ở Brazil có thể hỗ trợ giá ngắn hạn, nhưng triển vọng dài hạn vẫn giảm do nguồn cung robusta dồi dào từ Brazil và Indonesia. Robusta giảm 0,6% xuống 4.291 USD/tấn.

Ca cao London giảm 0,9% xuống 6.349 bảng/tấn do triển vọng mùa vụ 2025/26 tại Tây Phi cải thiện nhờ mưa thuận lợi. Ca cao New York tăng nhẹ 0,4% lên 9.069 USD/tấn.

Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí.

Chính quyền Trump đang xem xét gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày đối với các đối tác thương mại lớn nếu các nước này thể hiện thiện chí trong đàm phán, theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại phiên điều trần ngày 11/06. Mỹ có 18 đối tác thương mại quan trọng và đang hướng tới thỏa thuận với các bên sẵn sàng đối thoại như EU. Đây là lần đầu tiên chính quyền Trump đề cập khả năng gia hạn mà không cần có điều khoản sơ bộ trước thời hạn 09/07. Hiện tại, Mỹ mới chỉ công bố các thỏa thuận khung với Anh và Trung Quốc, trong đó thỏa thuận với Trung Quốc được thông báo cùng ngày nhưng chưa có chi tiết cụ thể

Fed báo tin vui: CPI lõi tăng yếu hơn dự báo, thuế quan chưa gây tác động lớn.

Giá tiêu dùng Mỹ trong tháng 5 tăng thấp hơn dự báo, cho thấy thuế quan của Tổng thống Trump chưa gây áp lực lớn lên lạm phát. CPI chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và 2,4% so với cùng kỳ, trong khi CPI lõi tăng 0,1% và 2,8%, đều thấp hơn kỳ vọng. Giá năng lượng, xe hơi, quần áo đều giảm, giúp bù đắp phần tăng của thực phẩm và chi phí nhà ở – yếu tố chính đẩy CPI tăng. Báo cáo được công bố trong bối cảnh Mỹ tiếp tục đàm phán thương mại, trong khi duy trì các mức thuế nhập khẩu hiện hành.

Xuất khẩu thép Trung Quốc đạt kỷ lục trong 5 tháng đầu năm.

Xuất khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt mức kỷ lục 48,47 triệu tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ, chủ yếu do các nhà cung cấp đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu nội địa yếu và lo ngại thuế quan gia tăng. Riêng tháng 5, xuất khẩu đạt 10,58 triệu tấn – cao nhất kể từ tháng 10/2024. Nhu cầu trong nước phục hồi chậm khiến các nhà máy thép Trung Quốc chuyển hướng sang thị trường nước ngoài. Đồng thời, chính sách thuế nhập khẩu 25% của chính quyền Trump càng thúc đẩy xuất khẩu thép trước nguy cơ các nước khác áp thuế bảo hộ. Mỹ nhập khẩu thép Trung Quốc tăng 25% trong 4 tháng đầu năm, trong khi nhập khẩu thép vào Trung Quốc lại giảm 16,1%.

Nguồn: SFVN Tổng hợp

Chia sẻ

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Mới Nhất

Bản Tin Kinh Tế Ngày 13.06.2025Thị trường ngày 12/6: Dầu cao nhất 2 tháng, vàng tăng nhẹ, đường chạm gần đáy 4 năm Chốt phiên 11/6/2025, giá dầu vọt hơn...

Thị trường ngày 12/6: Dầu cao nhất 2 tháng, vàng tăng nhẹ, đường chạm gần đáy 4 năm Chốt phiên 11/6/2025, giá dầu vọt hơn 4% lên đỉnh 2 tháng...

So với chính sách thương mại đối ngoại, việc triển khai chính sách đối nội của Trump hiện diễn ra suôn sẻ hơn, chủ yếu nhờ Đảng Cộng hòa nắm...